Thứ Sáu, 21 tháng 1, 2022

Bệnh viện đa khoa Hồng Hà “cò kè” tiền bồi thường cho cô gái bị nhiễm trùng ngực sau phẫu thuật

(JKVietnam) - Thừa nhận có sai sót về y khoa nhưng bác sỹ của Bệnh viện Đa khoa Hồng Hà lại "lấp liếm" đổ lỗi cho nhân viên khi không bán lại áo định hình cho bệnh nhân, không băng chặt khiến xảy ra hậu quả nghiêm trọng. Đáng trách hơn là đại diện Bệnh viện đa khoa Hồng Hà còn mặc cả và có dấu hiệu lấp liếm về trách nhiệm của mình đối với bệnh nhân.


Bác sĩ “loanh quanh” “đổ” cho bệnh nhân không mặc áo định hình ngực


Sau rất nhiều lần chị Đ.T. H chủ động liên hệ với bác sĩ tại Bệnh viện đa khoa Hồng Hà về tình trạng mệt mỏi, sưng tấy ngực phải, sốt sau đặt túi ngực, thì đến chiều ngày 15/3 bệnh viện đa khoa Hồng Hà mới có cuộc gặp chính thức để giải thích nhưng lại mặc cả tiền bồi thường cho bệnh nhân.

Tại buổi làm việc, bác sĩ của bệnh viện giải thích tình trạng chảy máu, gây tụ máu: “Vừa rồi có xảy ra tình trạng chảy máu bên trong gây ra tụ máu. Cái này hôm trước em lên tái khám thì nó chưa bị nhiều và anh băng ép lại như thế để cho cầm máu, và mới bị nên không thể nào mình tháo khi khi nó đang còn tình trạng chảy máu. Khi nó đông rồi mình mới tháo ra được. Đó là nguyên tắc”.

Ông tiếp tục biện minh: “Anh mổ rất nhiều và chảy máu ngoại khoa thì có thể xảy ra và một yếu tố nữa, khi em về các bạn không bán lại áo định hình cho em mặc chặt, không băng chặt. Cái này do tụi anh không giám sát chặt mấy bạn, để mấy bạn hướng dẫn em sai quy định làm. Chứ bình thường ngực mà băng là phải băng chặt, và đều phải mặc áo định hình ép chặt cái đai. Khi em về không mặc đai, áo định hình lỏng lẻo rồi”.

Vị bác sĩ này chuyển trách nhiệm sang nhân viên bệnh viện: “Lúc bệnh nhân nói ở nhà có áo rồi và không mua, thì phải báo cho bác sĩ để bác sĩ băng chặt ngực. Băng như vậy cũng phải hướng dẫn bệnh nhân, ít nhất 5 ngày mới tháo ra được, để máu đông lại, không còn tình trạng chảy máu nữa”.

“Việc băng ở thời kỳ đầu quan trọng là bởi băng không phải để cố định, mà băng để ga-ro cầm máu. Cái đó mình không làm được nên xảy ra tình trạng chảy máu. Việc sau hậu phẫu, cơ thể tỉnh táo, cảm giác đau sẽ tăng lên. Còn khi gây mê thì không chảy máu, vì không thể nào chảy máu mà khâu được, phải để cầm máu thì mới khâu được. Việc cầm máu ở trong quá trình phẫu thuật là 100% ca nào cũng phải cầm máu thì mới tiến hành khâu”.

Vị bác sĩ tiếp tục giải thích: “Còn việc chảy máu sau mổ có nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố tăng huyết áp sau khi bệnh nhân tỉnh dậy, cảm thấy đau, làm tăng huyết áp, tăng áp lực mạch máu, đặc biệt không được ga-rô kỹ, đây là nguyên nhân gây ra tình trạng như của em là tụ máu, chảy máu phía trong.

Đây là tai biến chảy máu, tụ máu không mong muốn. Chúng tôi không mong muốn, đây là rủi ro về mặt y khoa. Chúng tôi đã gặp và tôi đã cảnh giác rất nhiều nhưng nó vẫn xảy ra. Đây là thường lệ và nó có tỷ lệ xác xuất nâng ngực treo sa trễ là từ 1-3%”.

“Việc nó đã xảy ra rồi, trước mắt phải giải quyết vấn đề. Em đã đến chỗ y khoa và đã được rạch ra lấy máu tụ, máu bầm, máu cục. Với thời gian như vậy nó đã cầm máu ở chỗ chảy, nó chỉ rớm thôi, còn mạch máu lớn chúng tôi đã cầm máu rồi. Còn có thể ở mạch máu nhỏ, nó rớm ra hàng ngày dồn lại tạo thành khối huyết. Giống như tôi đã hướng dẫn, em đến cơ sở y tế để họ nặn ra. Việc tôi khám từ xa, tôi không thể đánh giá được mức độ tụ máu của em, khi xảy ra ở khối máu lớn và đi vào viện, các bác sĩ đã rạch ra, lấy khối huyết, đã khâu, băng kẹp lại, dùng thuốc kháng sinh”, vị bác sĩ này cho hay.



Mặc cả tiền bồi thường cho bệnh nhân


Theo vị bác sĩ này: “Vấn đề rủi ro thì anh, em mình phải khắc phục, chúng ta phải bắt tay hợp tác. Vấn đề đầu tiên đó là những vấn đề đã xử lý rồi, vấn đề thứ 2 là những chuyện còn lại, về mặt kinh phí. Kinh phí em bỏ ra để xử lý vấn đề tụ máu (em phải đi viện, điều trị, dùng thuốc, mất thời gian đi lại) là vấn đề hiện tại bây giờ. Đây có lẽ là mục tiêu anh, em mình ngồi đây”.

Tại buổi làm việc, người quản lý về măt tài chính kế toán tên Hà trao đổi với chị H: “Về nguyên tắc, khi em đi làm ở bất cứ cơ sở nào, họ sẽ có cơ chế. Ví dụ, không may xảy ra vấn đề thì 2 bên sẽ phối hợp để giải quyết. Còn liên quan đến chi phí gồm chi phí nằm viện dưới quê (Thái Bình), em có biên lai thu tiền của viện thì tôi sẽ làm thủ tục thanh toán cho em.

Thứ 2 là yêu cầu của em là gửi lại cho em 100% chi phí, thì chị cũng chia sẻ với em, không cứ gì làm ở đây hay chỗ khác cơ chế liên quan đến bảo hành thường tối đa chỉ hoàn trả cho khách hàng 40-50% là tối đa. Vì trên ngực của em đề nghị bảo hành thì phải tháo túi cơ, nhưng chỗ của em cũng coi như quen biết. Tức là giờ sẽ thanh toán viện phí em nằm viện (nằm viện lấy máu đông) và sẽ chi trả 50% chi phí làm ngực”, bà Hà “cò kè”.

Theo đại diện kế toán Bệnh viện đa khoa Hồng Hà: “Chi phí ở quê cùng lắm chỉ hết 1-2 triệu thôi, nó chỉ là tụ dịch thôi”.

“Trường hợp khác chỉ hoàn trả 30-35% còn trường hợp của em, chị đã xin với bác sĩ, chi phí làm ngực của em là 68 triệu, hoàn trả lại cho em 50% là 34 triệu, bên chị hỗ trợ em 2 triệu thanh toán viện phí (đi hút máu bầm ở quê), tổng là 36 triệu. Nếu em đồng ý thì viết giấy đồng ý nhận số tiền đó, cam kết không kiện cáo, không bóc phốt trên mạng và đi chia sẻ với báo chí nữa”, bà Hà yêu cầu.

Theo chị H., trong suốt gần 2 tiếng đồng hồ làm việc, về phía bác sĩ và bệnh viện cũng chỉ hỏi qua tình trạng sức khoẻ hiện tại của bệnh nhân, mà bên cạnh đó liên tục giải thích và “lấp liếm”, mặc cả tiền bồi thường, đồng thời đại diện Bệnh viện Đa khoa Hồng Hà tiếp tục hẹn với chị H. chiều ngày 16/3 đi từ Hà Nam lên Hà Nội để tiếp tục thỏa thuận về số tiền bồi thường.

Tuy nhiên câu hỏi được đặt ra là nếu so với sự tổn thất về mặt tinh thần, sức khoẻ chị H. phải chịu đựng, việc bệnh viện đa khoa Hồng Hà bỏ mặc bệnh nhân thì số tiền trên liệu có còn quan trọng.

Phòng khám JK Việt Nam (21/1/2022)


https://phongkhamjkvietnam.vn - địa chỉ làm đẹp và chăm sóc sức khoẻ uy tín, đáng tin cậy, được hàng nghìn chị em lựa chọn để nâng tầng sắc đẹp Việt